Túi khí an toàn trên xe ô tô


Nội dung


Tìm hiểu về SRS (Supplemental Restraint System)

SRS (Supplemental Restraint System) dược hiểu là “Hệ thống hỗ trợ nhằm hạn chế các tác động nguy hiểm do va chạm đối với người ngồi trên xe” bao gồm túi khí (airbags) và đây đai an toàn (seat belt). Như chúng ta đã biết rằng hầu hết các thương tích gây tử vong xảy ra cho người ngồi trong xe là do cơ thể con người bị va đập vào xe như vô lăng hoặc bảng điều khiển trong trường hợp xảy ra va chạm.

Túi khí là một thiết bị an toàn trong ô tô, nó sẽ phồng lên giống như một quả bóng bay trong trường hợp va chạm/tác động mạnh và nó đóng vai trò như tấm đệm hơi nhằm hấp thụ các lực tác động lên ngực và đầu do đó tăng cơ hội sống sót cho người ngồi trong xe. Cần lưu ý rằng túi khí, là một phần của hệ thống SRS, được thiết kế và sử dụng cùng với dây an toàn. Do đó, chúng mang lại sự bảo vệ tối đa khi người ngồi trong xe được thắt dây an toàn đúng cách. Nói một cách khác là dây an toàn là PRS (Primary Restraint System) - Hệ thống chính trong việc hạn chế tác động khi bị va chạm. Ngoài ra, hầu hết các túi khí được thiết kế để chỉ sử dụng một lần. Vì vậy, sẽ cần thay thế túi khí sau khi túi khí bị kích hoạt (nổ).

Tất cả các túi khí đều được tiến hành thử nghiệm đánh giá các tác động của môi trường bằng các tủ thử nghiệm môi trường nhiệt độ, độ ẩm.

Nguyên lý hoạt động của túi khí rất đơn giản. Nó tạo ra một lớp đệm khí giữa cơ thể người ngồi và điểm va chạm trong xe và do đó giảm bớt chấn thương cho các bộ phận quan trọng trên cơ thể như phần thân trên và đầu. Vì không thể kích hoạt hệ thống theo cách thủ công do sự tác động va chạm chỉ diễn ra trong tích tắc nên cần dùng tới hệ thống kích hoạt tự động để điều khiển và quyết định khi nào túi khí sẽ kích hoạt. Do đó, hệ thống điều khiển kích hoạt túi khí gồm một số cảm biến và thuật toán để phát hiện va chạm và tình trạng thay đổi tốc độ đột ngột của xe, giúp máy tính trên xe (Bộ điều khiển túi khí – ACU (Airbag Control Unit)/ bộ điều khiển điện tử tích hợp – ECU (electronic control unit) kích hoạt túi khí kịp thời.

Túi khí phải được bơm căng trong tích tắc để bảo vệ người ngồi trong xe, nhưng không thể có máy bơm khí điện tử nào có thể bơm phồng nhanh chóng trong tích tắc. Vì vậy để khắc phục vấn đề này, hệ thống sẽ sử dụng hiện tượng nổ hóa học để làm phồng túi khí ngay lập tức. Các hóa chất được sử dụng trong hầu hết các hệ thống túi khí là Natri Azide, Kali Nitrat và Silicon Di-Oxide, những chất này có thể phản ứng nhanh chóng để tạo thành nitơ. Khí Nitơ cuối cùng làm phồng túi khí. Và, hãy thắt dây an toàn vì việc kích hoạt túi khí chỉ xảy ra trong vòng 30-40 mili giây (0,03-0,04 giây) sau khi va chạm.

Sau khi các túi khí bung ra, các lỗ thông hơi trong túi sẽ cho phép nitơ thoát ra ngoài để xì hơi trong túi khí. Điều này giúp không cản trở tầm nhìn của người lái xe. Các khí và mảnh vỡ được giải phóng có thể gây khó chịu tạm thời cho người ngồi trong xe như kích ứng ở cổ họng và mắt. Những người có vấn đề về hô hấp nên được đưa ra khỏi xe ngay khi điều kiện an toàn cho phép.

Một số lưu ý về túi khí an toàn trên xe ô tô

1. Túi khí là một phần của Hệ thống hạn chế bổ sung SRS; do đó hãy luôn sử dụng dây an toàn là PRS (Primary Restraint System). Chiếc xe sẽ chỉ đạt được khả năng bảo vệ tốt nhất trong trường hợp va chạm khi cả hai hệ thống hoạt động song song. Ngồi trong ô tô có túi khí không thay thế được việc sử dụng dây an toàn. Dây đai an toàn cũng giúp bạn ở vị trí tốt nhất có thể trong trường hợp túi khí bung ra. Điểm mấu chốt là – LUÔN LUÔN THẮT DÂY AN TOÀN.

2. Vị trí đặt túi khí: Túi khí người lái được đặt ở giữa vô lăng trong khi túi khí hành khách được đặt trên khu vực bảng điều khiển của hành khách phía trước. Túi khí bên được đặt ở mép ngoài của ghế trong khi túi khí rèm được đặt ở khu vực trần xe, ngay phía trên cửa sổ - Tất cả đều được hiển thị đánh dấu “TÚI KHÍ SRS”.

3. Không bao giờ bỏ qua trạng thái cảnh báo SRS trên bảng điều khiển của xe. Hãy kiểm tra hệ thống SRS tại ga-ra có thẩm quyền nếu nó bật sáng hoặc nhấp nháy khi đang lái xe hoặc nếu nó không hề bật sáng sau khi bạn bật khóa điện. Điều này có thể dẫn tới túi khí không bung ra khi xảy ra tai nạn hoặc va chạm.

4. Giữ khoảng cách vừa phải giữa bạn và bảng điều khiển để tránh bị thương do túi khí. Mặc dù túi khí cứu được mạng sống nhưng đôi khi lực bơm quá mạnh cũng có thể gây thương tích cho những người không được đeo dây an toàn đúng cách; thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, cách tốt nhất là đặt chỗ ngồi của bạn càng xa bảng điều khiển/vô lăng càng tốt. Khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái được khuyến nghị ít nhất là 10 inch nhưng khoảng cách này càng xa thì càng tốt.

5. Là người lái xe, hãy đặt chỗ ngồi của bạn sao cho tâm vô lăng hướng vào ngực bạn chứ không phải mặt hay đầu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh độ nghiêng của vô lăng hoặc sử dụng điều chỉnh độ cao của ghế ngồi. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn có thể nhìn rõ tất cả các đồng hồ hiển thị và đèn cảnh báo trong bảng điều khiển trong khi thực hiện những điều chỉnh này. Nếu xe của bạn được trang bị túi khí bên và túi khí rèm, chúng sẽ bảo vệ phần thân trên và đầu của bạn tốt hơn trong trường hợp bị va chạm.

6. Luôn ngồi thẳng và đúng tư thế.

7. Không bao giờ đặt bất kỳ vật dụng nào lên bảng điều khiển, đặc biệt là vật cứng hoặc sắc nhọn. Túi khí phồng lên có thể đẩy mạnh vật thể về phía bạn và gây thương tích nghiêm trọng. Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên nhưng vẫn có nhiều người vô tình làm điều đó.

8. Luôn để tay bạn tránh xa khu vực túi khí được đánh dấu là “TÚI KHÍ SRS”. Nếu túi khí bung ra ngay lúc đó, có thể dẫn đến thương tích và gãy xương.

9. Trẻ em và người lớn có chiều cao thấp có nguy cơ bị thương do túi khí cao hơn trong trường hợp bung ra. Vì vậy, sẽ tốt hơn cho sự an toàn của trẻ nếu bạn thắt dây an toàn ở hàng ghế sau. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải luôn được đảm bảo an toàn trên ghế trẻ em ở phía sau.

10. Một số ô tô có túi khí kép (hoặc nhiều tầng), nghĩa là chúng sẽ bung ra theo từng giai đoạn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của va chạm. Trong trường hợp va chạm/va chạm nghiêm trọng, tất cả các tầng đều được bơm căng đồng thời để mang lại sự bảo vệ tốt nhất ngay lập tức. Trong trường hợp va chạm ít nghiêm trọng hơn, hệ thống có thể bơm túi khí theo từng giai đoạn. Điều này có nghĩa là sau lần đánh lửa đầu tiên để bơm hơi, hệ thống sẽ trì hoãn lần đánh lửa ở giai đoạn tiếp theo trong tích tắc để tránh gây thương tích cho người ngồi trong xe.

11. Trên ô tô có túi khí ngưỡng kép, túi khí có thể bung ngay cả khi người ngồi trong xe không thắt dây an toàn. Trên thực tế, trong những điều kiện như vậy, túi khí có thể bung ra ở mức độ thấp - tác động thấp và người ngồi trong xe sẽ cần được bảo vệ thêm vì họ không được hỗ trợ bởi dây đai an toàn. Túi khí ngưỡng kép sẽ bung ở mức độ cao - tác động cao (nghiêm trọng) hơn nếu tất cả người ngồi trong xe đều thắt dây an toàn vì họ chỉ cần bổ sung khả năng bảo vệ tương ứng. Vì vậy, vấn đề một lần nữa là - hãy luôn thắt dây an toàn. Điều này không chỉ cứu mạng sống mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí phục hồi túi khí trong những trường hợp va chạm ít nghiêm trọng hơn. Vì bảng điều khiển, các cảm biến và tất nhiên, các mô-đun túi khí cần được thay thế sau khi túi khí bung ra nên chi phí thường tăng cao.

12. Trong trường hợp không may xảy ra va chạm và túi khí bung ra sau đó, người ngồi trong xe có thể nhận thấy các loại ‘khói’ hoặc bụi trong xe. Mặc dù không gây hại nhưng người ta khuyên những người có vấn đề về hô hấp nên đưa ra khỏi môi trường này càng sớm càng tốt.

13. Sau khi bung ra, túi khí phía trước sẽ xẹp xuống ngay lập tức để không cản trở tầm nhìn của người lái và khả năng điều khiển xe. Tổng thời gian bung và xẹp xuống thậm chí có thể chưa đến 1/10 giây. Vì thời gian không đáng kể nên hầu hết người ngồi trong xe thậm chí có thể không biết rằng túi khí đã bung ra cho đến khi họ nhìn thấy chúng nằm xẹp xuống trong lòng mình.

14. Hãy nhớ rằng túi khí không có tác dụng bảo vệ trong trường hợp có tác động từ phía sau. Do đó, đừng tháo tựa đầu ra khỏi ghế ngồi trên ô tô. Chúng bảo vệ bạn bằng cách hỗ trợ đầu và cổ của bạn khỏi chấn thương do tăng tốc đột ngột.

15. Một số trường hợp chỉ bung có 1 túi khí. Điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng trên những chiếc xe có nhiều hơn một túi khí, có thể trong một vụ va chạm với mức độ nghiêm trọng thấp, đến ngưỡng túi khí được kích hoạt, chỉ có một túi khí có thể bung ra.

16. Ngoài ra, trong trường hợp va chạm có mức độ nghiêm trọng thấp, có thể chỉ dây đai an toàn hoạt động còn túi khí thì không. Đây là những trường hợp khi hệ thống phát hiện cần có thêm biện pháp hạn chế nhưng túi khí thì chưa tới mức cần bung.

17. Bảo trì SRS: Tin tốt là túi khí, không giống như hầu hết các hệ thống trên ô tô của bạn, nó không cần bảo trì, chỉ cần quan sát đèn báo SRS để đánh giá trạng thái, nếu đèn không hiện cảnh báo thì có nghĩa hệ thống vẫn bình thường; và tất nhiên là nếu túi khí chưa được triển khai.

Tổng kết

Không có ô tô hay hệ thống nào có thể đảm bảo sự sống sót và an toàn của người ngồi trong xe trong trường hợp xảy ra va chạm. Nhưng điều chúng ta có trong tay là sử dụng những hệ thống sẵn có để tối đa hóa cơ hội sống sót trong trường hợp không may xảy ra. Không bao giờ lái xe nhanh hơn mức an toàn cho phép ứng với từng tình trạng. Thực hành các quy tắc lái xe an toàn và bảo dưỡng xe của bạn đúng cách (đặc biệt là lốp và các bộ phận treo) và bạn sẽ giảm được rất nhiều khả năng xảy ra va chạm.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>>

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, độ ẩm

Tủ thử nghiệm sốc nhiệt

Máy thử rung xóc

Máy thử nghiệm kéo nén

Tủ thử nghiệm lão hóa do thời tiết

Tủ thử nghiệm phun sương muối

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, áp suất theo độ cao

Tủ thử nghiệm chống xâm nhập IPx

Thiết bị thử nghiệm rơi và va đập

Thiết bị thử nghiệm NVH

Thiết bị thử nghiệm đánh giá chất lượng bề mặt sản phẩm

Thử nghiệm vật liệu

Thiết bị đo

Đăng ký nhận tin