Rung động máy là gì và nguyên nhân gây ra rung động máy


Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với các rung động, chúng ta tiếp xúc thường xuyên với rung động trong đời sống như: con lắc đồng hồ dao động qua lại, một chiếc xe đi trên đường ghồ ghề và các rung động về địa chất như là động đất hoặc rung động được tạo ra bởi các máy thử rung xóc…

Nội dung

Khái niềm về rung động máy

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với các rung động, chúng ta tiếp xúc thường xuyên với rung động trong đời sống như: con lắc đồng hồ dao động qua lại, một chiếc xe đi trên đường ghồ ghề và các rung động về địa chất như là động đất hoặc rung động được tạo ra bởi các máy thử rung xóc… Có nhiều cách để chúng ta biết một vật có đang rung động hay không. Chúng ta có thể nhìn thấy một vật rung động đang chuyển động qua lại, cũng có thể chạm vào một vật đang rung và cảm nhận sự rung động. Bạn thử trà đi trà lại bàn chân trên tấm thảm nhà bạn, bạn sẽ thấy tiếng sột soạt và thấy chân mình nóng lên. Đó là bởi vì dao động có thể sinh nhiệt và gây tiếng động.

Trong các nhà máy, xí nghiệp, có một loại rung động mà mọi người rất chú ý tới, đó là rung động máy. Vậy rung động máy là gì?

Rung động máy đơn giản là sự di chuyển qua lại của máy và các bộ phận máy. Tất cả các thành phần máy đang di chuyển qua lại tức là đang rung động. Rung động máy có nhiều dạng khác nhau. Dao động máy có thể lớn; nhỏ; nhanh hoặc chậm, chúng tạo ra âm thanh và sinh nhiệt. Rung có thể cố ý được tạo ra nhờ thiết kế của máy, tùy vào mục đích sử dụng như sàng rung, phễu nạp liệu, băng tải, máy đánh bóng, máy dầm đất, hoặc máy thử rung xóc v.v…. Nhưng hầu hết, rung động máy là không mong muốn và nó thường gây ra những hư hỏng nhất định cho máy.

Nguyên nhân gây ra rung động máy là gì?

Do xuất hiện các lực tác động lặp đi lặp lại

Một chiếc thuyền đang đi trên biển bị tác động bởi các con sóng, chúng tác động lặp đi lặp lại vào hai bên mạn thuyền và làm cho thuyền lắc lư.

Hầu hết rung động máy là do bị tác động bởi các cặp lực qua lại. Chúng tác động lên các thành phần của máy và làm chúng rung động theo.

Các cặp lực gây ra rung động cho máy hầu hết là do sự mất cân bằng động, mất đồng tâm trục, sự mài mòn, các bộ phận máy được dẫn động không hợp lý.

Sự mất cân bằng động

Các bộ phận máy thường bị dao động do mật độ vật liệu phân bố không đều, mất cân bằng về trọng lượng,sự xâm thực, thay đổi kích cỡ bộ phận, do cánh mô tơ điện không đều, bị biến dạng, ăn mòn hoặc cánh quạt bị đóng bẩn.

Mất đồng tâm trục

 Các thành phần của máy không đồng tâm với nhau cũng là nguyên nhân gây ra sự rung động. Sự mất đồng tâm thường do lắp ráp sai, do sự dãn nở nhiệt, do xiết quá chặt,do gắn khớp nối sai và do sàn bệ đặt máy không bằng phẳng.

Sự mài mòn

Sự cọ sát của các bề mặt bộ phận bị mài mòn cũng là nguyên nhân gây ra rung lắc cho máy. Sự mài mòn của các bánh răng,vòng bi, dây đai thường do bôi trơn kém,lắp ráp không đúng, do quá tải và khuyết tật trong quá trình sản xuất

Các vấn đề này gây ra các lực tác động bởi sự làm việc không đồng đều của các bộ phận. Ví dụ động cơ đốt trong trục trặc đánh lửa, bơm hút không khí theo từng xung,sự gián đoạn tiếp xúc của chổi than trong động cơ điện một chiều.

Sự lỏng lẻo

Sự lỏng có thể gây ra rung ở máy quay và cả máy không quay. Nếu các các chi tiết máy trở nên lỏng lẻo, sự rung động đang ở mức cho phép có thể trở nên quá mức và không thể kiểm soát. Nguyên nhân thường là do khe hở vòng bi quá lớn, sự ăn mòn và sự nứt của các kết cấu kim loại, lỏng bulong móng và sự tách rời của các chi tiết.

Sự cộng hưởng

Khi xích đu đang chuyển động với cường độ tự nhiên theo tần số dao động của nó, cần có các lực tác dụng vào để vận tốc và tần số dao động được thay đổi. Máy móc cũng có tần số dao động riêng, đó là dao động của máy trong quá trình hoạt động, không lớn và có thể chấp nhận được.Máy móc càng nhiều bộ phận, càng phức tạp thì sẽ có càng nhiều tần số dao động riêng.

Nhịp đu đồng đều sẽ làm cho xích đu ngày càng cao và ngược lại. Đu sẽ đu nhanh và cao hơn khi ta tác dụng vào đu lúc nó ở vị trí cao nhất, lực tác dụng đồng đều với đu. Tương tự với máy móc, các lực tác dụng gần với vận tốc máy có xu hướng làm cho rung lắc ngày càng trở lên mãnh liệt. Sự rung động như vậy gọi là cộng hưởng. Một bộ phận máy tốt của máy cũng gây ra dao động, nhưng nó rất nhỏ.Cho đến khi xuất hiện sự cộng hưởng, rung động sẽ mạnh dần và trở lên mất kiểm soát. Ví dụ, toàn bộ cây cầu có thể sụp đổ khi top lính diễu binh với nhịp tác động tương đồng với nhịp chuyển động của nó.

>>> XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM >>>

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, độ ẩm

Tủ thử nghiệm sốc nhiệt

Máy thử rung xóc

Tủ thử nghiệm phun sương muối

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, áp suất theo độ cao

Tủ thử nghiệm chống xâm nhập IPx

Thiết bị thử nghiệm rơi và va đập

Thiết bị thử nghiệm NVH

======================

VintechME - 1Tech Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật toàn diện bao gồm trang thiết bị và các gói dịch vụ liên quan đến thử nghiệm, đo lường.
Hotline (Zalo/ Whatsaap): 0966 252 565/ 0979 388 908/ 0972 317 221
Email: info@vintechme.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vintechme
Website: https://vintechme.com/
Địa chỉ: Số 197, đường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Đăng ký nhận tin