Khởi động và dừng máy thử nghiệm xóc SKT15


Máy thử nghiệm xóc SKT15 được sử dụng để đo chính xác độ dễ vỡ của sản phẩm và đánh giá khả năng bảo vệ của bao bì sản phẩm mọi người đều đã biết. Nhưng cách khởi động và dừng máy làm sao để máy hoạt động bền bỉ và hạn chế hỏng thì chưa chắc mọi người đã biết. Dưới đây là chia sẻ của các kỹ sư Công ty cổ phần VintechMe Việt Nam trong nhiều năm lắp đặt và sửa chữa máy thử nghiệm xóc các bạn cùng tham khảo nhé.

 

1. Khởi động và dừng máy thử nghiệm xóc SKT15

 1.1 Khởi động máy thử nghiệm xóc SKT15 Để khởi động và kiểm tra chuyển động của máy thử nghiệm xóc cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Xoay công tắc bên dưới góc phải trên nắp phía trước tủ điều khiển về vị trí nằm ngang.

Bước 2: Chuyển công tắc nguồn nhãn hiệu “POWER” lên vị trí “I”.

Bước 3: Nhấn biểu tượng mũi tên đi lên hoặc đi xuống trên màn hình giao diện HMI nhãn hiệu “SHOCK CONTROL” của máy. Đồng thời, quan sát chuyển động của máy.

Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh sạch và bôi trơn các trụ dẫn hướng.

Công tắc bật/tắt nguồn và nút dừng khẩn cấp, còi, đèn báo trên nắp trước tủ điều khiển máy thử nghiệm xóc SKT15

1.2 Dừng máy

Để dừng máy thông thường cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Lưu tệp tin bài thử nghiệm.

Bước 2: Tắt máy tính.

Bước 3: Chuyển công tắc nguồn nhãn hiệu “POWER” về vị trí “0”

Bước 4: Xoay công tắc bên dưới góc phải trên nắp phía trước tủ điều khiển về vị trí thẳng đứng.

1.3 Dừng máy khẩn cấp

Khi xảy ra sự cố có nguy cơ phá hỏng máy móc thiết bị hoặc vật mẫu trên bàn thử nghiệm có thể nhấn nút dừng khẩn cấp “Emergency Stop” để dừng hệ thống khẩn cấp. Muốn khởi động trở lại cần giữ và xoay núm xoay theo chiều mũi tên trên núm.

Khi nhấn nút dừng khẩn cấp nhãn hiệu “EMS” thì đèn báo lỗi bật sáng và đồng thời phát tiếng còi cảnh báo (xem hình 12).

2. Bảo trì và kiểm tra máy hàng ngày

Để đảm bảo máy hoạt động bền và cho kết quả thử nghiệm chính xác cần tiến hành kiểm tra và bảo trì máy thử nghiệm xóc SKT 15 hàng ngày, thậm chí thường xuyên trong ngày bao gồm các thao tác sau:

 - Kiểm tra thường xuyên các đầu kết nối dây cáp nguồn điện và dây cáp dẫn tín hiệu. Siết chặt hoặc cố định dây cáp nếu xảy ra hiện tượng lỏng, bung, tuột.

- Thường xuyên làm sạch và tra dầu bôi trơn các trụ dẫn hướng.

- Thường xuyên kiểm tra các vít hãm mặt bích trụ dẫn hướng . Nếu có hiện tượng vít bị lới lỏng thì phải siết chặt trở lại.

- Kiểm tra sự ổn định của áp suất nguồn khí nén.

- Thiết bị tạo xung va đập cần được bảo quản ở nơi khô, sạch và không có chất ăn mòn.

- Lắp thiết bị tạo xung va đập trên bệ máy phải cân bằng, chắc chắn, bề mặt thiết bị va đập không chứa bụi bẩn

 Với đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm t chúng tôi cam kết với quý khách hàng về chất lượng máy sau khi được lắp đặt và hướng dẫn vận hành bởi VintechMe luôn đạt kết quả tốt. Uy tín, chất lượng, nhanh chóng, hiệu quả và trách nhiệm là mục tiêu chúng tôi hướng tới.

Rất mong được phục vụ khách hàng ! Liên hệ ngay Hotline 0966 252 565 để được tư vấn !

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>>

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, độ ẩm

Tủ thử nghiệm sốc nhiệt

Máy thử rung xóc

Máy thử nghiệm kéo nén

Tủ thử nghiệm lão hóa do thời tiết

Tủ thử nghiệm phun sương muối

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, áp suất theo độ cao

Tủ thử nghiệm chống xâm nhập IPx

Thiết bị thử nghiệm rơi và va đập

Thiết bị thử nghiệm NVH

Thiết bị thử nghiệm đánh giá chất lượng bề mặt sản phẩm

Thử nghiệm vật liệu

Thiết bị đo

 

Đăng ký nhận tin