Máy thử nghiệm rung xóc và những lưu ý khi lựa chọn máy thử nghiệm rung xóc


Nội dung


Việc lựa chọn cấu hình máy thử nghiệm rung xóc là hết sức quan trọng nhằm:

- Đáp ứng được các tiêu trí khi thử nghiệm, đạt được lực rung, gia tốc rung, biên độ rung xóc,… theo như yêu cầu của bài thử nghiệm,

- Tối ưu hóa về chi phí đầu tư ban đầu,

- Tối ưu hóa về chi phí vận hành máy.

Để đạt được các tiêu trí trên thì khi lựa chọn máy thử nghiệm rung xóc, theo các kỹ sư nhiều kinh nghiệm của VintechME chúng tôi xin được liệt kê những các điểm sau:

1. Xác định loại thử nghiệm rung xóc cần dùng

Khi lựa chọn máy thử nghiệm rung xóc cần phải xác định cần thử theo loại nào (tính đến thời điểm hiện tại và kế hoạch sử dụng máy trong thời gian tới nếu có thể), các loại thử nghiệm rung xóc bao gồm:

- Rung dạng sin (Sine vibration)

- Rung dạng ngẫu nhiên (Random virbation)

- Xóc (Shock)

- Rung dạng sin kết hợp rung ngẫu nhiên (Sine-on-random)

- Rung dạng ngẫu nhiên và ngẫu nhiên (Random-on-random)

- Và các loại rung kết hợp khác

- Có cần tính năng nghiên cứu và phát hiện điểm cộng hưởng hay không.

Các loại thử nghiệm rung xóc nói trên cần phải xác định trước khi chọn máy vì một số hãng với mỗi loại rung xóc được chọn thì sẽ bị tính thêm chi phí cho cấu hình phần mềm và hệ điều khiển phát sinh.

2. Có cần các điều kiện môi trường đặc biệt khác ngoài rung xóc hay không?

Khi chọn máy thử nghiệm rung xóc cần xác định xem trong quá trình thử nghiệm có bắt buộc cần các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm kết hợp với rung xóc hay không, nếu các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm là bắt buộc thì phải tính toán lựa chọn thêm tủ thử nghiệm môi trường nhiệt độ, độ ẩm.

3. Các thông tin về mẫu thử nghiệm

Khi chọn máy thử nghiệm rung xóc thì bắt buộc phải có đầy đủ các thông tin của mẫu thử nghiệm, như:

- Khối lượng

- Số lượng mẫu thử nghiệm

- Kích thước

- Vật liệu

- Số lượng mẫu cần thử trong một lần

- Khi thử nghiệm có cần cấp nguồn điện, tín hiệu điều khiển hoặc cấp nước làm mát, … cho mẫu thử nghiệm hay không.

4. Có cần bàn rung ngang hay không

Với một số thử nghiệm đơn giản như rung xóc với thùng carton, hoặc với một số mẫu khác có thể xoay mẫu để tạo ra các phương rung khác nhau thì sẽ có thể cân nhắc không cần sử dụng bàn rung ngang để tiết kiệm chi phí.

5. Các thông số yêu cầu của bài thử nghiệm

Thông thường sẽ thực hiện các bài test theo tiêu chuẩn ví dụ như theo ISO, IEC, DIN, ISTA, … hoặc có thể là theo điều kiện đặc biệt không theo tiêu chuẩn. Nhưng các thông số của bài thử nghiệm như dưới đây là cần thiết trong quá trình chọn máy thử nghiệm rung xóc.

Phương rung

Với các máy rung thông thường thì có thể thực hiện rung xóc theo phương thẳng đứng và phương ngang.

Trong trường hợp chỉ rung theo một phương thì cân nhắc không cần mua bàn rung ngang (Horizontal slip table) hoặc không cần mua bàn rung đứng (Head expander).

Lực rung cần thiết

Lực rung là thông số cần đặc biệt chú ý và tính toán khi chọn lựa máy thử nghiệm rung. Khí tính toán lực rung cần biết các thông số như sau:

- Khối lượng phần ứng chuyển động của máy (Amater) – dựa theo catalogue của nhà sản xuất máy thử nghiệm rung xóc ta sẽ biết được thông số này,

- Khối lượng bàn ngang (horizontal slip table) hoặc khối lượng bàn rung đứng (head expander)

- Khối lượng mẫu thử

- Khối lượng đồ gá

Công thức tính lực rung sẽ được tính theo định luật 2 của Newton và tính thêm phần hệ số an toàn để đảm bảo máy chạy ổn định không bị quá tải trong quá trình thử nghiệm.

Tần số rung

Với mỗi thử nghiệm khác nhau sẽ có dải tần số thử nghiệm khác nhau, nhưng thông thường dải tần số của các máy thử nghiệm rung xóc sẽ từ 2Hz tới 2500Hz (hoặc 3000Hz).

Gia tốc rung

Gia tốc rung sẽ được chọn theo yêu cầu của bài thử nghiệm, hoặc theo tiêu chuẩn. Thông thường nên chọn theo dải gia tốc tiêu chuẩn có sẵn của nhà sản xuất để giảm thiểu chi phí phát sinh.

Biên độ dịch chuyển

Căn cứ vào yêu cầu thử nghiệm và cấu hình máy tiêu chuẩn của nhà sản xuất để chọn nhằm tối ưu về mặt chi phí.

6. Đồ gá thử nghiệm

Hầu hết các thử nghiệm đều cần đồ gá nên khi tính chọn lực rung xóc cần lưu ý tính thêm khối lượng của đồ gá.

7. Khu vực phòng thử nghiệm đặt máy thử nghiệm rung xóc

Khu vực đặt máy rung

Vị trí đặt máy rung cần được khảo sát kỹ càng trước khi mua máy, cần trả lời các câu hỏi sau:

- Nền đặt máy có phù hợp không?

- Kích thước cửa phòng thử nghiệm cũng như hành lang di chuyển có phù hợp cho việc di chuyển lắp đặt máy?

- Hệ thống điện áp có đảm bảo? cần đi dây điện tới khu vực lắp đặt và kiểm tra cầu đấu cũng như công suất, Aptomat.

- Có gần phòng làm việc chung của nhà máy? Vì khi máy rung hoạt động sẽ gây ồn khu vực xung quanh.

- Nhiệt độ, độ ẩm có đảm bảo? trong phòng cần cần phải được kiểm soát bằng đồng đo nhiệt độ, độ ẩm.

Khu vực đặt quạt gió làm mát cưỡng bức

Khu vực đặt quạt gió cũng cần chú ý, với những máy rung loại nhỏ có thể đặt quạt gió (Blower) ở trong phòng cùng với máy rung nhưng nếu máy rung lớn thì cần đặt quạt gió ra bên ngoài nhằm giảm tiếng ồn và khả năng hút gió được tốt.

Cần chuẩn bị vị trí lắp đường ống gió (có thể phải đục tường nếu cần)

===

Nếu quý công ty, doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về tính toán lựa chọn máy thử rung xóc sao cho tối ưu hóa kinh phí và khả năng vận hành máy xin liên hệ VintechME qua:

Hotline (Zalo/ Whatsaap): 0966 252 565/ 0979 388 908/ 0972 317 221

Email: info@vintechme.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vintechme

Website: https://vintechme.com/

Đăng ký nhận tin